Amthuchomnay - Ngày tết, Bánh chưng thường được các gia đình làm và cúng trên mâm cơm ông bà cùng các món ăn ngon khác, với truyền thống từ ngàn xưa, mỗi độ tết đến xuân về, nhà nhà lại quây quần bên nhau cùng gói những chiếc bánh chưng để cúng tổ tiên và ăn trong ngày xuân tết. Bánh chưng gấc dẻo, lại có vị mặn ngọt của gấc và nhân bánh. Bánh ngon có thể mua được ở làng Duyên Hà (Thanh Trì, Hà Nội). Bánh chưng gấc, bề ngoài vẫn xanh như bánh chưng xanh, nhưng khi bóc ra, ruột đỏ au.
Nguyên liệu:
Vỏ bánh: Gạo nếp, Gấc đông lạnh, Muối, Đường, Rượu vang
Nhân: Đậu xanh, Dầu ăn, Muối, Đường, Mứt bí
Nhân: Đậu xanh, Dầu ăn, Muối, Đường, Mứt bí
Cách làm:
Gạo nếp ngâm 1 ngày, đổ ra rổ cho ráo nước, trộn với gấc, muối đường và cho 1 thìa cà phê dầu ăn vào.
Đậu xanh ngâm cho mềm, hấp chín, quyết nhuyễn, cho một ít dầu ăn vào chảo rồi xào đậu lên với đường
Mứt bí thái hạt lựu, trộn với đậu đã xào.
Thông thường có hai cách gói bánh chưng: gói bằng tay không hoặc gói theo khuôn hình vuông 20 cm x 20 cm x 7cm sẵn có (thông thường làm bằng gỗ).
Cách gói tay:
Rải lạt xuống mâm tròn tạo hình chữ thập,
Lá dong rải lên trên lạt, chú ý phải quay mặt trong lá ra phía ngoài (để sau này, khi bánh chưng chín sẽ có màu xanh mướt)
Lượt đầu: 2 lá to rải nằm chồng 1/2 theo chiều dài lá lên nhau,
Lượt trên: 2 lá rải như lượt đầu nhưng vuông góc với lượt đầu,
Gạo nếp, xúc 1 bát đầy đổ vào tâm của lá dong, dùng tay gạt đều, tạo hình vuông mỗi cạnh 20 cm,
Lấy 1 nắm đỗ xanh bóp nhẹ và rải đều vào giữa vuông gạo đến gần hết bìa gạo,
Thịt lợn, lấy 2 miếng rải đều vào giữa bánh,
Lấy tiếp 1 nắm đỗ xanh nữa bóp nhẹ rải đều phủ lên trên thịt,
Xúc 1 bát gạo nếp đổ lên trên và phủ khỏa đều tạo mặt phẳng
Gấp đồng thời 2 lá dong lớp trên vào, vừa gấp vừa vỗ nhẹ để tạo hình khối vuông,
Gấp tiếp đồng thời 2 lá dong lớp dưới vào như lớp trên, vừa gấp vừa lèn chặt nhẹ tay
Dùng lạt buộc xoắn lại tạo thành hình chữ thập.
2 bánh chưng buộc úp vào nhau thành một cặp.
Nếu dùng khuôn bạn cũng tiến hành theo cách trên nhưng sẽ dễ dàng hơn và bánh dễ vuông góc hơn.